Blog, Cẩm Nang Ống nhựa Thuận Phát, Cẩm nang ống nhựa u.PVC và phụ kiện, Hướng dẫn lắp đặt, Kiến thức - Kinh nghiệm

QUY TRÌNH THỬ ÁP SUẤT HỆ THỐNG ỐNG u.PVC, HDPE, PPR SAU LẮP ĐẶT

28/06/2021 - 08:00

Hiện nay, có nhiều quy trình thử áp suất ống nước theo nhiều quy định khác nhau được áp dụng. Nhằm mục đích đảm bảo tuổi thọ làm việc của ống theo như thiết kế, Thuận Phát xin được khuyến cáo quy trình thử áp suất cho hệ thống ống sau khi lắp đặt như trình bày sau đây.

1. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA QUY TRÌNH THỬ ÁP SUẤT ỐNG NƯỚC

Hướng dẫn này được áp dụng cho các hệ thống ống .

  • Hệ thống ống uPVC.
  • Hệ thống ống HDPE.
  • Hệ thống ống PP-R.
  • Hệ thống ống hỗn hợp có nhiều loại ống nhựa khác nhau. Các hệ thống này đã được lắp đặt hoàn chỉnh và được thử nghiệm nhằm khẳng định: Kiểm tra lại độ bền áp của ống trong hệ thống. Kiểm tra độ kín của các mối nối có trong hệ thống

2. YÊU CẦU

2.1. CÁC YÊU CẦU CHUNG

  • Hệ thống ống được thử nghiệm theo phương pháp: Dùng nước làm môi chất tạo áp bên trong hệ thống và được thử ở nhiệt độ môi trường.
  • Chiều dài hệ thống ống thử nghiệm: L ≤ 500m.
  • Hệ thống ống thử nghiệm phải được gia cố và chống đỡ ở những nơi cần thiết
  • Van nạp nước vào hệ thống: phải được lắp tại điểm thấp nhất của hệ thống.
  • Van xả khí phải được lắp tại các điểm cao nhất của hệ thống. Có thể lắp một hay nhiều van xả khí trên hệ thống.

2.2. THIẾT BỊ VÀ SƠ ĐỒ THỬ ÁP SUẤT 

2.2.1.  Thiết bị

– Bơm tăng áp: Đảm bảo áp bơm phù hợp áp suất thử nghiệm của hệ thống.

– Đồng hồ áp: Đảm bảo hoạt động tốt và được kiểm định.

– Van chặn: Tùy thuộc vào đường kính ống, đường kính nhánh xả khí, xả áp…

– Đầu bịt ống: Theo đường kính ống.

2.2.2.  Sơ đồ kết nối:

Trong đó: 1. Bơm áp     3. Đồng hồ áp        5. Van xả khí 2. Van chặn   4. Van xả áp

 

 

3. ÁP SUẤT THỬ NGHIỆM, Pt

Áp suất thử nghiệm hệ thống ống nước (Pt) thường được chọn bằng 1,5 lần áp lực vận hành khi làm việc của hệ thống. Tuy nhiên, Áp suất thử nghiệm hệ thống không được vượt quá các giá trị cho trong các bảng: 1a, 1b và 1c

Bảng 1a: Áp suất thử hệ thống ống uPVC tại các nhiệt độ môi trường khác nhau.

 PN(min) (Bar)Áp suất thử nghiệm tối đa (bar) – Pt (max)
20°C30°C40°C
PN33.93.52.7
PN56.55.84.5
PN67.87.05.4
PN810.49.37.2
PN911.710.58.1
PN1013.011.79.1
PN1215.614.010.9
PN12.5 

16.2

 

14.6

 

11.3

PN1519.517.513.6
PN1620.818.714.5
PN2026.023.418.2

Ghi chú: PN (min): Áp suất danh nghĩa tại điểm yếu nhất trên hệ thống ống

Bảng 1b: Áp suất thử hệ thống ống HDPE tại các nhiệt độ môi trường khác nhau

Nhiệt độ a, b

ºC

Hệ số
201.00
300.87
400.74
CHÚ THÍCH Trừ khi phân tích theo ISO 9080 chứng minh được rằng độ suy giảm nhỏ hơn có thể áp dụng được, trong đó trường hợp hệ số cao hơn và do đó có thể áp dụng áp suất cao hơn.
Đối với các nhiệt độ khác giữa mỗi bước, được phép sử dụng phép nội suy (xem ISO 13761).

b Đối với các nhiệt độ cao hơn, trao đổi ý kiến với nhà sản xuất nguyên liệu.

CHÚ THÍCH Áp suất làm việc cho phép (PFA) được xác định theo công thức sau:

PFA = fT x fA x PN

Trong đó

fT là hệ số theo Bảng A.1

fA là hệ số suy giảm (hoặc hệ số tăng tải) liên quan với việc áp dụng (đối với dẫn nước fA = 1);

PN là áp suất danh nghĩa.

Bảng tính chi tiết theo theo PN của ống

 PN (min) (bar) Áp suất thử nghiệm tối đa (bar) – Pt (max)
20 °C30°C40 °C
PN665.24.4
PN887.05.9
PN10108.77.4
PN12.512.510.99.3
PN161613.911.8
PN202017.414.8

Bảng 1c: Áp suất thử hệ thống ống PP-R tại các nhiệt độ môi trường khác nhau

 PN (min) (bar)Áp suất thử nghiệm tối đa (bar) – Pt (max)
 20 °C30°C40°C
PN1613.011.39.6
PN2026.022.619.2

4. QUY TRÌNH THỬ ÁP SUẤT ỐNG NƯỚC

 Sơ đồ

Quy trình thử áp suất ống nước

Quy trình thử áp suất ống nước

Quy trình bơm nước vào đường ống cần tuần thủ các bước như sau:

quy trình bơm nước vào ống nhựa

quy trình bơm nước vào ống nhựa

 

4.1. GIAI ĐOẠN 1- ĐIỀN ĐẦY NƯỚC

* Làm kín hệ thống hoàn toàn.

* Mở các van xả khí trên hệ thống.

* Từ van nạp nước, bơm nước vào hệ thống.

* Khuyến nghị: Nếu có thể, vận tốc nước nạp vào là: V = 1m/giây

Sau khi toàn bộ hệ thống ống được điền đầy và không khí đã được đẩy ra khỏi hệ thống hoàn toàn, đóng tất cả các van xả khí và van nạp lại.

* Kiểm tra sơ bộ độ kín của tất cả các khớp nối.

Lưu ý: Quá trình thử sẽ không chính xác nếu không khí trong hệ thống vẫn còn!

4.2. GIAI ĐOẠN 2 – TĂNG ÁP THỬ

* Tiếp tục bơm nước từ từ vào hệ thống ống thử nghiệm.

* Ngừng bơm và đóng van nạp khi áp trong hệ thống đạt được áp suất thử (Pt).

* Khuyến cáo: Nhằm tránh hiện tượng gia tăng áp đột ngột (Water hammer) có thể ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống ống, tốc độ tăng áp nên phù hợp như hình sau:

4.3. GIAI ĐOẠN 3 – Ổn định áp suất thử cho hệ thống thử

* Duy trì áp suất thử nghiệm Pt này trong suốt thời gian To. (Trong giai đoạn 3 này, áp thử nghiệm trong hệ thống có thể giảm như bảng 4, cần bơm thêm nước bổ sung để duy trì áp thử trong hệ thống luôn đạt Pt)

* Thời gian To như quy định ở bảng 3

Bảng 3: Các thông số thử nghiệm cho giai đoạn 3 và giai đoạn 4 

ThôngsốGiai đoạn 3Giai đoạn 4
Áp suất thử hệ thống (bar)Pt(max)(Tra bảng1a/1b/1cPt(max)(Tra bảng1a/1b/1c
 

 

 

Thời gian thử (giờ )

–  Chiều dài hệ thống (L):

L≤100mTo= 3 giờ

–  Chiều dài hệthống

100m≤L≤500m;To=6giờ

–  Chiều dài hệ thống (L):

L≤100mTo= 3 giờ

–  Chiều dài hệ thống

100m≤L≤500m;To=6giờ

 

 

 

Tần suất kiểm tra

–  Kiểmtra áp suất trên đồng hồ đo áp ít nhất 3 lần

–  Bơm nước bổ sung nếu áp suất trong hệ thống suygiảm

–  Kiểm tra áp suất trên đồng hồ đo áp ít nhất 2 lần

–  Không cần bơm nước bổ sung nếu áp suất trong hệ thống suy giảm

Bảng 4: Độ giảm áp suất có thể trong hệ thống thử nghiệm trong thời gian thử To ở giai đoạn 3

STTLoại ốngĐộ giảm áp suất cho phép
1Ống uPVC0.5 bar/giờ
2Ống HDPE1.2bar/giờ
3Ống PP-R 0.8bar/giờ

*Khuyến cáo: Nếu Độ giảm áp nhiều hơn mức cho phép của bảng 4, hệ thống ống thử cần phải được kiểm tra toàn bộ

* Tiến hành kiểm tra áp suất trên đồng hồ đo áp với tần suất như quy định ở bảng 3. Nếu hệ thống bị giảm áp thì phải tiếp tục bơm nước vào hệ thống sao cho áp suất trong hệ thống luôn duy trì là Pt.

* Khuyến cáo: Cần phải quan sát các chi tiết phụ kiện (bích nối, gá đỡ …) của hệ thống trong suốt thời gian thử này, gia cố lại các phụ kiện nếu cần thiết.

4.4. GIAI ĐOẠN 4 – Đánh giá hệ thống

* Tiếp tục duy trì áp thử Pt trong thời gian Tt.

* Tiến hành kiểm tra áp suất trên đồng hồ đo áp với tần suất như quy định ở bảng các thông số thử nghiệm cho giai đoạn 3 và giai đoạn 4.

Hệ thống đạt yêu cầu khi:

* Không có điểm rò rỉ trên hệ thống ống thử được phát hiện

* Độ giảm áp sau thời gian thử (Tt) không vượt quá 2%, công thức tính như sau: ( (Pt – Pe) * 100 ) / Pt ≤ 2%

* Trong đó:

Pt : Áp suất thử hệ thống.

Pe : Áp suất hệ thống sau thời gian thử Tt .

Kết:

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã nắm được quy trình thử áp suất ống nước u.PVC, HDPE, PPR sau khi lắp đặt tại gia đình, cũng như công trình xây dựng của mình. Cần thêm thông tin, hãy liên hệ với ống nhựa Thuận Phát theo số Holtine  0962 655 955 để được tư vấn tận tình.

Xem thêm:

Báo Giá Ống Nhựa U.PVC, HDPE, PPR Thuận Phát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1 thoughts on “QUY TRÌNH THỬ ÁP SUẤT HỆ THỐNG ỐNG u.PVC, HDPE, PPR SAU LẮP ĐẶT

  1. Tuyen viết:

    Thật bổ ích, tôi xin Dow bài viết về làm tài liệu khi thi công Dự án

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *