Ống HDPE trơn và HDPE gân sóng 2 lớp đều là những loại ống thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cấp, thoát nước hiện nay. Chỉ cần quan sát hình dáng bên ngoài, có thể nhận thấy rõ sự khác biệt của hai loại ống này. Cùng Thuận Phát INC phân biệt HDPE trơn và HDPE gân sóng 2 lớp qua bài viết dưới đây.
So sánh ống HDPE trơn và ống HDPE gân sóng 2 lớp
Hai loại ống nhựa HDPE trơn và gân sóng 2 lớp này đều được làm từ hợp chất nhựa HDPE (HDPE là viết tắt của cụm từ High Density Polyethylene là một loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo có mật độ cao trong khoảng 0,93 – 0,97g/cm3). Sản xuất từ nhựa nguyên sinh, không pha tạp chất nên thừa hưởng đầy đủ những ưu điểm mà nhựa HDPE mang lại cũng như hoàn toàn an toàn với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
Tùy theo mục đích sử dụng và đặc tính vật lý mà ống HDPE được phân thành 2 loại là ống HDPE gân sóng 2 lớp và HDPE trơn. Hãy cùng so sánh thật chi tiết hai loại ống này nhé.
Tính chất | Ống HDPE trơn | Ống HDPE gân sóng 2 lớp |
Đặc điểm cấu tạo | – Ống loại này có cấu tạo trơn đặc nên độ kín nước và hơi rất cao, không bị rò rỉ. – Chịu được nhiệt độ cao khoảng 120 độ C trong thời gian ngắn, 110 độ C trong khoảng thời gian dài liên tục. – Khả năng chịu áp lực và va đập tốt ngay cả khi nhiệt độ < 40 độ C. – Chịu được tải trọng cao, rất khó bị biến dạng hay nứt vỡ. – Hệ số chuyển nhiệt thấp nên làm giảm nguy cơ nước bị đông lạnh. – Nếu lắp đặt, sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật ống HDPE có thể sử dụng trên 50 năm. – Có thể điều chỉnh chiều dài của ống nhằm giảm các mối nối, hạn chế việc nứt vỡ ống, giúp tiết kiệm được chi phí nhân công và giá thành thi công. | – Ống này có cấu tạo 1 mặt trong trơn nhẵn, mặt ngoài lượn sóng, có trọng lượng nhẹ hơn nên dễ dàng trong việc vận chuyển, lắp đặt, thi công và sửa chữa. Từ đó, thời gian thi công cũng được rút ngắn. – Tiết kiệm chi phí trong việc sửa chữa và bảo dưỡng đường ống. – Đặc biệt, ống HDPE gân xoắn 2 lớp có thể lắp đặt trên mọi địa hình, do có các phụ kiện kết nối đơn giản, gọn nhẹ và thao tác nhanh chóng. |
Chi phí ban đầu | – Chi phí đầu tư ban đầu cao | – Chi phí đầu tư ban đầu thấp |
Ứng dụng | – Được ứng dụng chủ yếu vào làm ống truyền dẫn nước. + Được chọn làm tuyến ống dẫn nước từ nhà máy xử lý nước tới các hộ dân. + Sử dụng làm ống dẫn nước tưới tiêu trong nông nghiệp + Dùng làm ống nước thải cỡ lớn tại các khu đô thị, khu công nghiệp. + Dùng trong hệ thống cấp và thoát nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Và làm lồng bè nuôi thủy hải sản ngoài vùng biển xa. + Hệ thống ống dẫn khí, dẫn gas. + Hệ thống nạo vét, hút cát… | – Được ứng dụng trong các hệ thống thoát nước: + Hệ thống thoát nước thải cho các khu dân cư đô thị. + Hệ thống cống vượt, dọc trên các trục lộ giao thông. + Dùng làm thiết bị thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. + Hệ thống bao bọc bảo vệ dây điện, cáp điện ngầm bưu chính viễn thông. |
Tiêu chuẩn sản xuất | – TCVN 7305-2:2008/ISO 4427-2:2007 – QCVN 16:2019/BXD – QCVN 12-1:2011/BYT | – TCVN 11821-3:2017/ISO 21138-3:2007 – QCVN 16:2019/BXD |
Thông số kỹ thuật | – Ống HDPE trơn có quy cách từ DN 20 tới DN 2000. Dạng cuộn với DN<110, và dạng cây(6m và có thể thay đổi chiều dài) từ DN 110 trở nên. – Phụ kiện đi cùng ống HDPE trơn đa dạng: Phụ kiện răng xiết, phụ kiện ren, Phụ kiện hàn dán, phụ kiện ép phun – Thông số kỹ thuật + Ống nhựa HDPE trơn được chia theo khả năng chịu lực(PN), có 2 loại: *Ống nhựa HDPE 80: ra đời trước vào những năm 1960. *Ống nhựa HDPE 100: xuất hiện vào những năm 1980. | – Ống gân sóng HDPE 2 lớp có quy cách từ Ø150mm đến Ø600mm – Phụ kiện nối ống Gân xoắn HDPE 2 lớp chủ yếu là Gioăng… – Ống gân sóng HDPE 2 lớp chia 2 loại theo độ cứng vòng là: SN4 – SN8 |
Như vậy, ống nhựa HDPE trơn hay ống gân sóng HDPE 2 lớp đều là loại ống được lựa chọn để sử dụng phổ biến hiện nay. Tùy theo mục đích sử dụng, tính kinh tế, đặc điểm của từng loại ống mà quý khách lựa chọn cho phù hợp