Cốp pha xây dựng có vai trò rất quan trọng cho việc tạo khuôn đúc bê tông cho công trình. Các loại cốp pha được phân loại theo chất liệu sử dụng cũng như cấu tạo và cách lắp ráp.
Cốp pha xây dựng – Tất tần tật những điều cần biết
Cốp pha (hay còn gọi là coffa, coppha, ván khuôn) là từ mượn của tiếng pháp – coffrage, chỉ công cụ để tạo ra các khuôn dùng cho đổ bê tông. Cốp pha trước đây được làm chủ yếu bằng những gỗ, nhưng hiện nay chúng được làm bằng nhiều vật liệu tiên tiến hơn như thép, nhôm, nhựa.
Vai trò và cấu tạo của cốp pha
– Cốp pha được cấu tạo gồm hai phần chính: Hệ ván khuôn là các mặt phẳng tiếp xúc trực tiếp với bê tông, tạo khuôn chứa bê tông bên trong. Hệ giá đỡ: Là phần chịu lực bên dưới hệ ván khuôn, có vai trò chịu lực cho toàn bộ kết cấu khung.
– Vai trò của cốp pha: Làm phần khuôn cho việc đúc bê tông cột tường, cột đỡ, cột kệ; là phần nâng đỡ và giữ kết cấu cho phần bê tông. Do vậy khuôn cốp pha càng chắc chắn thì chất lượng bê tông càng cao.
Tiêu chuẩn/ yêu cầu đối với cốp pha xây dựng
+ Cốp pha phải kín khít: để có thể chứa đựng được vữa bê tông tươi và lỏng
+ Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt chúng tại công trình phải đúng thiết kế khuôn.
+ Khuôn đúc phải đảm bảo khả năng chịu lực cho đến khi bê tông đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn.
+ Ngoài ra, nếu muốn khuôn đúc được tái sử dụng thì khuôn phải được thiết kế và chế tạo bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần.
Xem thêm: Yêu cầu kĩ thuật khi thi công ván khuôn cho công trình dân dụng
Phân loại cốp pha
Hiện tại chủ yếu phân loại cốp pha theo vật liệu sử dụng và theo cấu tạo – cách lắp ráp
Phân loại theo vật liệu sử dụng
Cốp pha có 6 loại chính: Loại truyền thống có: Cốp pha gỗ tự nhiên, cốp pha gỗ công nghiệp, cốp pha ván phủ phim. Loại hiện đại có: cốp pha thép, cốp pha nhôm, cốp pha nhựa (hay còn gọi là cốp pha PP, cốp pha composite).
1. Cốp pha gỗ tự nhiên
Cốp pha gỗ tự nhiên được ghép từ những thanh gỗ rừng. Sau đó, xẻ theo các kích thước phù hợp để sử dụng trong việc định hình bê tông vào khối.
Cốp pha gỗ tự nhiên có nguyên liệu dễ tìm, thi công đơn giản. Loại cốp pha gỗ này phù hợp cho các công trình nhà cấp 4 hoặc nhà thấp tầng ở nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cốp pha gỗ tự nhiên, bạn sẽ gặp một số nhược điểm sau:
+ Chỉ gia công với diện tích nhỏ, do đó cần phải ghép các tấm gỗ nhỏ với nhau để định hình khuôn bê tông.
+ Phải sử dụng lớp phủ lên bề mặt gỗ nên sẽ phát sinh chi phí.
+ Gỗ cốp pha tự nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên dễ cong vênh, biến dạng.
2. Cốp pha gỗ công nghiệp
Cốp pha gỗ công nghiệp có ưu điểm: Nhẹ và dễ lắp đặt, có thể cắt xẻ thành nhiều hình dạng mô đun khác nhau. Bề mặt phẳng. Giá thành khá rẻ, chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Nhược điểm:
– Tỉ lệ tái sử dụng thấp (4-5 lần)
– Bề mặt tốt nhưng giảm nhanh theo số lần sử dụng
– Dễ cắt xẻ nhưng chi phí bảo dưỡng phụ thuộc vào thời tiết và việc cưa xẻ.
Giá cốp pha gỗ công nghiệp trên thị trường từ 73.000đ/m3 – 150.000đ/m3 tùy kích thước
3. Cốp pha phủ phim
Ván cốp pha phủ phim được tạo nên từ các lớp ván mỏng liên kết với nhau bởi chất keo đặc chủng chịu nước phủ lớp phim stora enso 1 mặt hoặc 2 mặt.
Ưu điểm của sản phẩm:
+ Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt
+ Bề măt phẳng, chống dính tốt, dễ dàng tháo dỡ
+ Có thể cắt xẻ cho phù hợp với nhiều chi tiết công trình
Nhược điểm:
+ Bắt buộc phải có kho bảo quản
+ Số lần tái sử dụng thấp
+ Bề mặt suy giảm nhanh sau mỗi lần sử dụng
+ Dễ bị tách ván khi ngâm trong nước, độ bền chưa cao
Thông tin thêm: Giá ván cốp pha phủ phim kích thước 1.22m x 2.44m, tùy độ dày dao động từ 260.000đ – 370.000đ
4. Cốp pha thép định hình
Trong các loại cốp pha xây dựng, cốp pha thép được sản xuất và chế tạo bằng hợp kim nhôm cường độ cao. Loại coppha này được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt phù hợp với công trình cao tầng. Sản phẩm được đánh giá cao về độ chính xác, có thể tái sử dụng được nhiều lần (trên 50 lần). Chất lượng bề mặt bê tông tốt.
Nhược điểm: Thép có trọng lượng rất nặng nên vận chuyển khó khăn. Thi công tốn thời gian. Bám dính bê tông nhiều. Không an toàn nếu lắp đặt không đúng cách hay không chắc chắc. Chi phí thi công và bảo dưỡng cao.
Trên thị trường, theo khảo sát giá cốp pha thép từ 16.500đ/ kg
5. Cốp pha nhôm
Cốp pha nhôm có thể được sử dụng nhiều lần với chi phí sử dụng trung bình thấp: Cốp pha nhôm với thiết kế tiêu chuẩn và thi công theo đúng quy trình có thể được sử dụng hơn 100 lần.
Cốp pha nhôm thích hợp cho nhiều vị trí như: tường, sàn, cột, dầm, cầu thang, cửa sổ, tấm nổi… Độ ổn định, khả năng chịu lực cao.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cốp pha nhôm là chi phí bảo dưỡng cao, đòi hỏi thi công cần có thợ tay nghề cao, giá cốp pha nhôm cũng cao hơn so với các loại cốp pha thông thường. Giá bán cốp pha nhôm dao động từ 90-120 USD/m2. Giá thuê 35-55% giá bán.
6. Cốp pha nhựa PP
Cốp pha nhựa trong xây dựng là loại cốp pha thế hệ mới được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, cho độ chính xác cao.
Cốp pha nhựa thích hợp với các dự án nhà ở hàng loạt. Ngoài ra, cốp pha nhựa được sử dụng tốt cho hầu hết các kết cấu: tường, dầm, cột, móng, sàn,…Sử dụng cốp pha nhựa cho bề mặt bê tông phẳng, không bám dính bê tông, trọng lượng nhẹ nên thuận lợi cho việc vận chuyển, lắp dựng, tháo dỡ; không ảnh hưởng bởi mưa nắng và va đập mạnh; số lần tái sử dụng cao (30 – 60 lần sử dụng). Cốp pha nhựa hiện tại là lựa chọn của đa số nhà thầu vì tính tiện lợi và tối ưu chi phí.
Phân loại theo cấu tạo
Theo cấu tạo và cách lắp ráp cốp pha người ta phân ra: cốp pha cố định, cốp pha định hình, cốp pha di động, cốp pha ốp mặt, cốp pha đặc biệt.
1. Cốp pha cố định
Cốp pha cố định thường làm bằng gỗ, được gia công tại hiện trường. Khi chế tạo cốp pha, thợ thi công thực hiện theo từng bộ phận kết cấu của công trình nào đó để đổ bê tông. Sau khi bê tông đông cứng tháo ra thì không thể dùng cho công trình khác loại, muốn dùng cho công trình khác phải gia công lạị.
2. Cốp pha định hình
Cốp pha định hình hay còn gọi là cốp pha luân chuyển được chế tạo định hình thành từng bộ phận, từng tấm tiêu chuẩn trong các nhà máy. Khi thi công tại công trường, người ta liên kết với nhau bằng các phụ kiện tạo thành hình dáng chuẩn xác. Sau khi bê tông được tháo dỡ, cốp pha định hình được tháo nguyên hình đem đi thi công các công trình khác. Loại này cho phép sử dụng nhiều lần, tháo lắp dễ dàng, ít thất lạc, mất mát. Cũng vì vậy, loại cốp pha này còn được gọi là cốp pha tháo lắp hay cốp pha luân lưu.
3. Cốp pha di động
Cốp pha di động là loại cốp pha không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kỳ hoạt động, mà để nguyên di chuyển sang vị trí sử dụng của chu kỳ tiếp theo. Tất cả cốp pha di chuyển, dịch chuyển được (theo phương đứng hoặc phương ngang) là nhờ những thiết bị đặc biệt như: kích, tời, cần cẩu và những thiết bị liên kết
4. Cốp pha ốp mặt
Cốp pha ốp mặt là loại cốp pha rất kiên cố. Cấu tạo loại cốp pha này có thể bằng bê tông cốt thép, bằng kim loại. Sản phẩm được dùng ở những công trình đặc biệt như công trình cách nhiệt, công trình chống bức xạ…
5. Cốp pha đặc biệt
Dùng cho các công trình phụ thuộc vào phương pháp đổ bể tông; cốp pha rút nước cho bê tông; cốp pha tự mang tải, cốp pha lưu (chết), cốp pha cho bê tông đúc sẵn.
Lưu ý để lựa chọn cốp pha chất lượng cho công trình
Xem thêm: Bí kíp lựa chọn cốp pha nhựa chất lượng
Kết luận
Qua những thông tin trên bạn đã nắm được cốp pha xây dựng là gì chưa? Từ khái niệm đến cấu tạo và chức năng và phân loại các loại cốp pha xây dựng hiện nay. Cốp pha nhựa Maxcop thế hệ mới được Thuận Phát INC sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại của Hàn Quốc, có công suất trên 4000 tấn/ năm, đáp ứng mọi đơn hàng và giao hàng toàn quốc. Cần thêm thông tin về loại cốp pha nhựa chất lượng, hãy liên hệ Thuận Phát INC theo hotline 0965 968 368 để được tư vấn thêm nhé.